Lịch sử Đế_quốc_Nhật_Bản

Thiên hoàng Minh Trị, vị Thiên hoàng đầu tiên của Đế quốc Nhật Bản (1868-1912)

Cội nguồn của Đại Nhật Bản Đế quốc có từ cuộc khôi phục hoàng quyền vào thời kỳ Minh Trị. Đây là một cuộc thay đổi chính trị rất lớn trong lịch sử Nhật Bản. Trước đó, Mạc phủ Tokugawa lấn át Thiên hoàng, nắm mọi quyền hạn trong tay cai trị các đảo của Nhật Bản, bế môn tỏa cảng, chú tâm trùng tu xây dựng văn hóa, nghệ thuật. Lúc bấy giờ, các thế lực đế quốc Tây phương như Hoa Kỳ, Anh Quốc, ĐứcHà Lan đang nỗ lực lấn chiếm các nước châu Á. Do sức ép của thay đổi bên ngoài, chính quyền Nhật Bản phải chịu ký hiệp ước "bất bình đẳng" với Hoa Kỳ tại Kanagawa. Dân chúng Nhật lấy làm bất mãn khi thấy Nhật chịu yếu thế.

Fukuzawa Yukichi

Fukuzawa Yukichi, một nhà tư tưởng Nhật, đưa ra kế hoạch cải tiến Nhật Bản bằng cách thay đổi hoàn toàn hệ thống chính trị, bỏ những tư tưởng Á châu hủ lậu, dồn sức canh tân kỹ nghệ để theo kịp Tây phương, và đồng thời mở rộng tầm ảnh hưởng Nhật đối với các nước láng giềng. Fukuzawa Yukichi thúc đẩy Nhật Bản vào đường lối chính trị thực tiễn, xa rời những tư tưởng có tính chất tình cảm hay lý tưởng không thực. Ông kêu gọi dân Nhật thoát khỏi vòng suy nghĩ Á châu, học hỏi theo Tây phương, biện minh rằng xã hội muốn theo kịp văn minh phải thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh. Ông viết:

"Văn minh lây giống như bệnh sởi. Nó còn hay hơn bệnh sởi vì nó đem lại nguồn lợi".

Ông đòi hỏi dân Nhật phải ráng "nếm mùi văn minh" - đó là văn minh Tây phương - và chấp nhận thay đổi. Fukuzawa Yukichi phát huy tinh thần tự tin, tự tạo sức mạnh thể chất và giáo dục của từng cá nhân. Trong vòng 30 năm, nước Nhật thay đổi nhanh chóng và trở thành một trong các đại cường quốc trên thế giới.

Tuy nhiên, Fukuzawa cũng thể hiện tư tưởng có phần quá khích trong quan hệ với nước châu Á láng giềng. Ông viết: "Giờ đây nếu phải chờ nhà Thanh lẫn Triều Tiên đều cận đại hóa để cùng có một châu Á phồn vinh thì e không kịp nữa. Nhật Bản phải thoát ra khỏi Á châu ngay và sẽ tiếp cận với nhà Thanh và Triều Tiên với cùng một tư thế như các nước Âu - Mỹ mới được". Điều đó có nghĩa là ông khuyên Nhật Bản cũng phải gia nhập vào nhóm các nước đang cạnh tranh xâm chiếm thuộc địa ở vùng Đông Á như Âu - Mỹ. 20 năm sau thì đúng là Đế quốc Nhật Bản đã làm theo ý kiến mà Fukuzawa đề xướng, nghĩa là đua tranh với các nước thực dân Âu - Mỹ trong việc xâm chiếm các nước vùng Đông Á[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đế_quốc_Nhật_Bản http://www.dutcheastindies.webs.com/index.html http://www.dutcheastindies.webs.com/nagumo.html http://cidc.library.cornell.edu/dof/japan/japan.ht... http://filebox.vt.edu/users/jearnol2/MeijiRestorat... http://www.ndl.go.jp/constitution/e/etc/history05.... //www.jstor.org/stable/1025496 http://www.worldcat.org/title/making-of-modern-jap... http://www.worldcat.org/wcpa/oclc/46731178 https://www.youtube.com/watch?v=6_zgYqi6GRo https://archive.org/details/makingofmodernja00jans